Sơ cứu cấp cứu điều trị bỏng

Sơ cứu cấp cứu điều trị bỏng
1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỎNG:
Bỏng là tổn thương da, tổ chức dưới da, phần mềm do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do sức nóng (nước sôi, hơi nóng, lửa…)
- Do hóa chất (acid, base, phospho…)
- Do điện.
- Do phóng xạ nguyên tử.
2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỎNG:
- Nguyên nhân gây bỏng (bỏng do hóa chất thường nặng hơn bỏng nhiệt)
- Diện tích bỏng (diện tích càng rộng thì càng nặng)
- Độ sâu (bỏng càng sâu thì càng nặng)
- Độ tuổi (trẻ em bị bỏng thường nặng hơn người lớn)
- Bỏng > 15% diện tích cơ thể ở người lớn và >8% diện tích cơ thể ở trẻ em là bỏng nặng.
3. PHÂN LOẠI BỎNG THEO ĐỘ SÂU:
- Bỏng độ I: là bỏng ở lớp thượng bì, da bị đỏ, đau rát, khi lành không để lại sẹo.
- Bỏng độ II: tổn thương lớp biểu bì, trên nền da đỏ, xuất hiện nốt phỏng sau 1-2 giờ bị bỏng, các nốt phỏng chứa huyết tương.
- Bỏng độ III: tổn thương toàn bộ các lớp của da, có thể bỏng đến cơ, xương thần kinh. Khi khỏi để lại sẹo co rúm.

4. TÍNH DIỆN TÍCH BỎNG: Cách tính diện tích bỏng theo quy luật số 9 của Wallace:
Người lớn:
- Đầu, mặt cổ: 9%
- Thân phía trước: 9%x2=18%
- Thân phía sau: 9%x2=18%
- Một chi trên: 9%
- Một chi dưới: 18%
- Vùng hậu môn sinh dục 1%
Trẻ em:
- Càng nhỏ tỷ lệ đầu, mặt, cổ lớn hơn so với người lớn
- Đầu mặt: 19%
- Một chi dưới: 11%
Có thể dùng phương pháp tính diện tích bỏng 1 bàn tay của Faust để tính: Cứ 1 bàn tay úp là tính 1%
5. DIỄN BIẾN CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỎNG:
5.1 Giai đoạn chống sốc bỏng: Kéo dài khoảng 48 giờ đầu có 2 thời kỳ:
- Thời kỳ sốc thần kinh: diễn ra trong 6 giờ đầu chủ yếu do đau, rát
- Thời kỳ sốc bỏng: sốc do mất máu kéo dài từ 6-48h
5.2 Giai đoạn nhiễm độc
Giai đoạn nhiễm độc kéo dài từ ngay thứ 3 đến ngày 15 do cơ thể hấp thụ chất độc của chất độc của chức năng hoại tử và nhiểm khuẩn.
Nạn nhân có biểu hiện:
- Toàn thân sốt cao >40oC
- Tiết niệu: đái ít, nặng có thể vô niệu
- Tiêu hóa: nôn mửa, ỉa lỏng
- Thần kinh: kích thích vật vã, nặng dẫn đến hôn mê
5.3 Giai đoạn nhiễm trùng
Giai đoạn nhiễm trùng từ ngày thứ 11 do hàng rào da bị mất rộng, cơ thể bị suy kiệt, sức đề kháng giảm, vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Vi khuẩn hay gặp là tụ cầu trùng vàng và thực khuẩn mủ xanh.
5.4 Giai đoạn phục hồi
Nếu điều trị tốt, các biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc giảm dần, người bệnh ăn uống được, vết bỏng khô dần người bệnh được phục hồi.
6. SƠ CỨU NẠN NHÂN BỎNG:
Tài liệu sơ cứu cấp cứu điều trị bỏng:
https://drive.google.com/drive/folders/1B3DXhyCpN8RR3gjzwSQB57YRloSRWVW9